7 đặc sản xứ Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh ăn là ghiền

Sưu tầm 18 tháng 12, 2018

Sau thành công của bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, vùng đất Phú Yên đầy nắng gió nằm trải dài trên dải đất miền Trung thân thương đã trở nên vô cùng nổi tiếng. Ngoài những cảnh đẹp, hiếm có mảnh đất nào mà ở khắp mọi nơi từ ngoài đường đến trong hẻm, từ trung tâm đến huyện lỵ lại có nhiều đồ ăn ngon như Phú Yên.

1. Bánh canh hẹ

Món ăn nổi tiếng nhất đất Phú Yên đây rồi. Bạn có thể lựa chọn sợi bánh là bột lọc hoặc bột gạo tùy theo ý thích của bạn. Bánh canh hẹ ăn kèm với chả cá Phú Yên tươi ngon sực sực ngon ngon. Đặc biệt là vào những ngày mùa đông se lạnh, húp một tô bánh canh chả cá nóng hổi quả là không còn gì bằng.

2. Cơm gà Phú Yên

Một quán ăn nữa không thể bỏ qua nếu bạn đến vùng đất này là cơm gà. Cơm gà Phú Yên nổi tiếng cũng như cơm sườn ở Sài Gòn vậy. Người dân ở đây có thể ăn cơm gà cho bữa sáng, bữa trưa, bữa tối, không chỉ có thế, cơm gà còn được xuất hiện trong các đám cỗ linh đình, trong các buổi hội họp, vui chơi, gia đình quây quần bên mâm cơm gà.

Món cơm gà này đặc biệt không dầu mỡ. Cơm được nấu từ nước luộc gà, sau đó không qua chế biến rang hay xào như các món cơm chiên dương châu, cơm gà xối mỡ,… thông thường nên chúng có vị thanh, thơm, dẻo ngon.

Gà được lấy từ gà ta thả vườn, thịt gà chắc, dai, ngọt thịt. Một dĩa cơm gà thường có vài lát rau răm lên cùng một chén mắm chua ngọt để chấm cùng gà. Món cơm thanh đạm nhưng hương vị không hề đơn giản này chắc chắn sẽ làm bạn lưu luyến muốn quay trở lại nơi đây để thưởng thức vị cơm thơm ngon này nhiều lần nữa

3. Bún mực

Nếu bún mực ở Vạn Ninh, Khánh Hòa có nước dùng ngọt, bún ở Phú Yên lại được nấu theo vị chua. Dù được nấu cách nào, những cọng bún trắng phau, nước dùng trong vắt cũng kết hợp tuyệt vời với những con mực cơm tươi giòn, ngọt.

4. Bánh xèo hải sản

Khác với bánh xèo miền Nam có phần vỏ mỏng giòn và được tráng với kích thước to. Bánh xèo Phú Yên có kích thước vừa phải, được làm từ bột gạo tẻ ngâm nước, xay nhuyễn. Nhân bánh chủ yếu là tôm, mực, 2 loại hải sản rất sẵn có ở vùng biển, thêm chút giá sống, hẹ tươi. Bánh được chiên vừa phải, hơi mềm, khi ăn cuốn bánh tráng, rau sống chấm kèm mắm nêm hoặc nước mắm chua ngọt.

Mực và tôm ngọt lịm, cuộn cùng vỏ bánh giòn giòn trong từng lớp rau sống gồm xà lách, rau thơm, dứa và chấm cả cuốn vào chén nước mắm đậm đà. Thực khách cứ thế bị cuốn bị bởi vị thơm của bột bánh, vị béo của nhân cuốn hút, ăn hoài không ngán mà lại rất nhẹ bụng.

5. Mắt cá ngừ đại dương

Cá ngừ đại dương thường nặng từ 40-50 kg, thế nên mắt của chúng cũng khá to. Mắt cá ngừ đại dương thường được chế biến bằng cách hầm thuốc bắc. Đầu bếp sẽ lấy mắt của cá cho vào một thố đất nung nhỏ, cho thêm các rau củ quả, táo tàu,… để hầm, sau đó mang cả thố đã trang trí ra cho thực khách. Mắt cá to tròn béo ngậy hòa quyện cùng hương vị thanh thanh của thuốc bắc thật sự là một hương vị đặc sản, tinh hoa của biển cả vô cùng đặc biệt bạn nhất định phải thử khi ghé vùng đất xứ Nẫu này. Ngoài ra nếu yêu thích loại cá này bạn còn có thể thử qua các món khác như lườn cá nướng muối ớt, bao tử cá ngừ hầm tiêu xanh hoặc làm gỏi, cháo cá ngừ đại dương...

Theo Tran Minh Hieu (Wiki Travel)



BÌNH LUẬN - 0 bình luận

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận. Đăng ký ngay nếu bạn chưa có tài khoản.